Trên Windows, các ổ cứng máy tính truyền thống (không phải ổ SSD) thường đều phải phân mảnh tập lệnh - một quy trình tốn khá nhiều thời gian. Trên macOS (và Linux) thì bạn không cần lo về việc này. Vì sao vậy có chuyện đó , hãy xem qua bài viết này nhé ?
Tại sao Windows cần phân mảnh ổ?
Trước hết, hãy nhớ là việc phân mảnh đang nói tới là với ổ cứng đĩa quay (spinning platter) chứ không phải với SSD (SSD không có dạng đĩa quay và không cần phân mảnh). Ngay cả trên Windows, việc phân mảnh cũng không còn quan trọng như trước.
Các ổ cứng mới nhanh hơn, máy mới có nhiều bộ nhớ hơn, Windows cũng mặc định dùng tập tin hệ thống là NTFS - tất cả giúp không cần phải chống phân mảnh trên ổ cứng. Đó là chưa kể nếu bạn dùng các ổ đó thì Windows Vista, 7, 8 và 10 đều tự động chống phân mảnh trong quá trình bảo trì.
Chống phân mảnh là gì?
Khi xóa một tập tin khỏi ổ cứng, khoảng không gian mà tập tin đó từng chiếm giờ sẽ được đánh dấu là có thể sử dụng. Càng xóa nhiều thì càng có nhiều không gian nằm “lỗ chỗ” trên khắp ổ. Khi hệ điều hành viết tập tin mới vào ổ (và khi kích thước tập tin tăng), một phần của nó có thể nằm ở nơi này, và một phần lại nằm ở nơi khác. Đó gọi là phân mảnh.
Mọi hệ điều hành đều ít nhiều bị phân mảnh, nhưng cách tập tin hệ thống xử lý việc này mới là quan trọng. macOS và Linux có cách xử lý file lưu trữ hơi khác nhau. Thay vì đặt nhiều file gần nhau, chúng sẽ để rải rác ở khắp nơi, từ đó để không gian cho file lớn hơn và tạo file mới. Nếu xảy ra phân mảnh, OS sẽ chuyển file ra xung quanh.
Windows thì khác. Trên các file hệ thống cũ như FAT hay FAT32, không có khả năng bảo vệ trước việc phân mảnh và ổ phải chống phân mảnh thường xuyên. Giờ đây, Windows mặc định dùng file hệ thống là NTFS trên nhiều ổ, dù có khả năng chống phân mảnh (để lại khoảng trống cho file tăng kích thước) nhưng vẫn chưa hoàn hảo.
Hầu hết ổ flash vẫn có định dạng FAT32 và có thể bị phân mảnh.
Việc chống phân mảnh sẽ khắc phục bằng cách chuyển file về, nhưng việc này rất chậm. Hầu hết người dùng không phiền gì vì Windows 10 tự động thực hiện chống phân mảnh nhưng đôi khi vẫn có người tự thực hiện chống phân mảnh toàn bộ.
Vì sao Mac không cần chống phân mảnh?
Câu trả lời đơn giản là ngay từ đầu nó đã không gặp phải vấn đề này, vì nó dùng file hệ thống hoàn toàn khác. Thêm nữa là gần như mọi máy Mac hiện nay đều dùng ổ SSD và cũng như trên Windows, chúng không cần chống phân mảnh.
Bản chất tự nhiên của file hệ thống đã khiến Mac không cần chống phân mảnh
Nhưng ngay cả trên máy Mac cũ dùng ổ đĩa quay thì việc chống phân mảnh cũng không cần thiết. Đó là do cách macOS lưu trữ file. Hệ thống tập tin HFS và APFS mà Mac sử dụng tự động chống phân mảnh file bằng quy trình rất hay có tên là Hot File Adaptive Clustering.
Khi lưu trữ file trên macOS, nó sẽ để lại khoảng trống cho file mở rộng thay vì đặt tất cả sát nhau. Khi mở file, macOS có thể phát hiện xem file đó có nằm sai chỗ không và tự động chuyển sang đúng chỗ. Kết hợp 2 quy trình này khiến bạn không phải chống phân mảnh ổ và Apple cũng không phải đưa ra công cụ chống phân mảnh trên Mac.
Nếu tôi cứ muốn chống phân mảnh trên Mac thì sao?
Nếu muốn bạn vẫn có thể làm vậy nhưng hãy nhớ rằng:
- Nếu máy chậm, đó có thể là một nguyên nhân.
- Không hề cần phải chống phân mảnh trên ổ SSD.
- Không nhiều phần mềm làm việc này.
- Có thể khiến ổ chậm hơn vì can thiệp vào việc chống phân mảnh ban đầu của macOS
- Nguồn QuantriMang chia sẽ ổ cứng máy tính Mac